1. Họ và tên nghiên cứu sinh: VŨ THANH TÙNG
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 11/08/1979
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 560/QĐ-ĐT, ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Theo quyết định số 472/QĐ-ĐT ngày 18/6/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục được chỉnh sửa tên đề tài luận án thành “Quản lý phát triển chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường Đại học Việt Nam”
7. Tên đề tài luận án: Quản lý phát triển chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường Đại học Việt Nam
8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
9. Mã số: 62 14 01 14
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. NGUYỄN VĂN LÊ
Hướng dẫn 2: PGS.TS. ĐẶNG XUÂN HẢI
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Luận án đã đóng góp những giá trị như sau:
- Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý giáo dục và vận dụng vào quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học. Trong đó, luận án đưa ra khái niệm về quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học, chỉ ra đặc trưng của quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học. Không những thế, thông qua việc nghiên cứu các mô hình lý thuyết về quản lý (thường áp dụng trong quản lý giáo dục), các mô hình phát triển chương trình và các mô hình quản lý phát triển chương trình của các nhà giáo dục học đã đưa ra trước đây, luận án xây dựng và hoàn thiện khung lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục ở bậc đại học nói riêng và toàn hệ thống giáo dục nói chung. Kết quả đóng góp lớn nhất của luận án về mặt lý luận là xác định mô hình quản lý phù hợp với những yêu cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay về giáo dục đại học, nội dung của quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học cũng như chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình quản lý phát triển chương trình giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
- Về mặt thực tiễn:
Sau khi nghiên cứu kỹ càng về chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam, luận án đã chỉ ra đây là một chương trình môn học đặc biệt, nằm trong chương trình giáo dục đại học, có cấp chứng chỉ. Tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng quản lý phát triển chương trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam dựa trên hệ thống các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp theo mô hình quản lý phát triển chương trình được xác định trong khung lý luận. Đánh giá những thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý phát triển chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh cho sinh viên Đại học hiện nay.
Luận án đã đề xuất chu trình phát triển chương trình GDQP-AN cho sinh viên các trường Đại học Việt Nam theo cách tiếp cận năng lực và lấy người học làm trung tâm với nhiều bên tham gia. Từ đó, đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam trên quan điểm giải quyết những vấn đề quan trọng trong từng giai đoạn của chu trình phát triển chương trình giáo dục theo các nguyên tắc quản lý phù hợp.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng ở các Trung tâm/ Khoa Giáo dục Quốc phòng an ninh của các trường Đại học Việt Nam. Hiện nay, công tác phát triển chương trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên Đại học chưa được coi trọng và triển khai ở các cơ sở đào tạo nên quản lý phát triển chương trình này cũng có nhiều hạn chế. Các giải pháp đều có thể thực hiện và đem lại kết quả khả quan ở tất cả các cơ sở đào tạo Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Phát triển chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường Đại học Việt Nam theo định hướng lấy sinh viên làm trung tâm.
- Mô hình tổ chức dạy học Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường Đại học Việt Nam trong giai đoạn mới.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Đề tài cấp trường Đại học Giao thông Vận tải: “Giải pháp đào tạo-bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho giảng viên Khoa Giáo dục Quốc phòng trường Đại học Giao thông Vận tải trong đào tạo theo tín chỉ”. Số T2010-GDQP-03.
- Bài báo khoa học: “Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh ở các trường Đại học”. Tạp chí Giáo dục số 265 kì 1 – 7/2011.
- Bài báo khoa học: “Đổi mới cách tiếp cận trong quản lí thiết kế chương trình môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam”. Tạp chí Giáo dục số 279 kì 1 – 2/2012.
- Bài báo khoa học: “Giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển chương trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam”. Tạp chí Giáo dục số 279 kì 1 – 12/2015.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|