1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM THỊ NGA
2. Giới tính:Nữ
3. Ngày sinh:23/11/1977
4. Nơi sinh:Ninh Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1018/QĐ-ĐT ngày 26/12/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục được giao đề tài tiến sĩ:
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
QĐ công nhận: “Luận cứ khoa học và giải pháp thực tiễn quản lý giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống ở nhà trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới hiện nay”, tại QĐ 1018/QĐ-ĐT ngày 26/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.
QĐ chỉnh sửa tên đề tài thành: “ Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục”, tại Quyết định số /QĐ-ĐT ngày của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
7. Tên đề tài luận án: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
8. Chuyên ngành:Quản lý giáo dục 9. Mã số: 62 14 01 14
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Quốc Bảo;
PGS.TS Nguyễn Công Giáp
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Xác định tầm quan trọng của hoạt động giáo dục và quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
- Làm rõ mối quan hệ biện chứng của 2 khái niệm GTS và KNS mà nhà quản lí phải quan tâm trong quản lí hoạt động này.
- Xác định vai trò nòng cốt của nhà trường trong tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS và trong việc lôi cuốn CMHS và các tổ chức xã hội vào hoạt động này.
- Đề xuất 6 biện pháp bao quát hết các chức năng quản lí, kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, xuyên suốt mọi hoạt động trong trường ( giờ học, NGLL, vui chơi , giải trí, sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục… ), đồng thời huy động các lực lượng khác cùng tham gia như các đồng chủ thể.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các giải pháp này đã hóa giải được khó khăn hiện tại về quản lý hoạt động giáo dục GTS&KNS theo đúng hướng đổi mới căn bản toàn diện quản lý giáo dục của các trường THCS hiện nay. Các biện pháp đều có tính khả thi cao, có thể áp dụng rộng rãi, thuận tiện, cho các trường THCS trên địa bàn ba tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng và các trường THCS trong cả nước.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá hoàn chỉnh về quản lý hoạt động giáo dục GTS& KNS; Thiết kế giáo án dạy GTS&KNS theo các nhóm đã chia.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Phạm Thị Nga (2012) “Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường PTTH huyện Hoa Lư, Ninh Bình”, Tạp chí Quản lý giáo dục(40), tr. 61-64
2. PhạmThị Nga (2013) “ Giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS”, Tạp chí Quản lý giáo dục(46), tr. 39-41
3. Phạm Thị Nga (2014)“Những khó khăn trong quản lý giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống ở các trường”, Tạp chí Quản lý giáo dục (56), tr. 28-30
4. Phạm Thị Nga (2014) “Kế thừa và phát huy các tư tưởng giáo dục giá trị sống từ truyền thống đến hiện đại”, Tạp chí Quản lý giáo dục (58), tr. 7-11
5. Phạm Thị Nga (2014) “Kinh nghiệm giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh ở Singapo”, Tạp chí Quản lý giáo dục (62), tr. 37-40
6. Phạm Thị Nga (2015) “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS ở khu vực nông thôn”, Tạp chí Khoa học giáo dục (113), tr. 33-35
7. Phạm Thị Nga (2015) “Thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS”, Tạp chí Quản lý giáo dục(74), tr.58-61
8. Phạm Văn Tiến- Phạm Thị Nga(2015) “Hội thảo quốc tế chuyển biến kinh tế xã hội và giáo dục” , Kỷ yếu Viện Khoa học giáo dục,tr27-29
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|