1. Họ và tên nghiên cứu sinh: VI THÙY LINH
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/6/1983
4. Nơi sinh: Bắc Giang
5. Quyết định nhập học: Quyết định công nhận nghiên cứu sinh của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội số 3678/QĐ-ĐT, ngày 28 tháng 10 năm 2009.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 1026/TNMT ngày 28/10/2011 của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường về điều chỉnh tên đề tài luận án.
- Quyết định số 3148/QĐ-ĐHQGHN ngày 9/9/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc cho phép nghiên cứu sinh tạm ngừng học tập vì lý do thai sản.
- Công văn số 1574/ĐHQGHN-ĐT ngày 25/4/2015 về việc cho phép nghiên cứu sinh tiếp tục chương trình học tập.
7. Tên đề tài luận án: Đánh giá hiệu quả tích lũy cacbon của phương thức nông lâm kết hợp keo - chè tại vùng đệm Khu Bảo tồn Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
8. Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
9. Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Lung; PGS.TS. Lương Thị Hồng Vân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Điểm mới của luận án là lần đầu tiên tính toán và so sánh hiệu quả kinh tế của hệ thống kinh doanh nông lâm kết hợp keo – chè hiện tại với hiệu quả kinh tế tiềm năng khi tham gia thị trường thương mại carbon trên cơ sở thử nghiệm tính toán, phân tích đầy đủ các bể chứa carbon và đường carbon cơ sở. Cụ thể:
- Luận án đã đánh giá được hiện trạng thảm thực vật và xây dựng được đường carbon cơ sở trước khi xây dựng mô hình nông lâm kết hợp Keo – chè;
- Luận án đã cung cấp các dữ liệu về cấu trúc sinh khối/carbon của keo tai tượng kết cấu trong mô hình nông lâm kết hợp thực tế theo các độ tuổi từ 1 – 8;
- Cung cấp dữ liệu về sinh khối/ carbon lưu trữ của chè trong mô hình nông lâm kết hợp keo – chè tuổi từ 1-30;
- Thử nghiệm tính toán, so sánh giá trị bằng tiền của phương thức nông lâm kết hợp keo – chè khi có và không tham gia thương mại carbon.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung cơ sở khoa học trong việc kiểm kê phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sử dụng đất, định lượng giá trị các hệ sinh thái tại Việt Nam. Thúc đẩy mở rộng mô hình nông lâm kết hợp Keo- chè tại địa phương và gợi mở hướng sản xuất tham gia thị trường Carbon.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Xác định giá trị tích lũy carbon của các hệ nông lâm kết hợp giữa cây bản địa và lâm nghiệp khác trong toàn quốc.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Vi Thùy Linh và Dương Kim Giao (2012), “Kiến thức bản địa của người Tày, Nùng trong khai thác, bảo vệ tài nguyên rừng tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”, Hội nghị Địa lý toàn quốc, Hội Địa lý Việt Nam, Huế, tr. 198-202.
2. Vi Thùy Linh (2013), “Phân tích cơ hội tham gia chương trình REDD cho người dân vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai, Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên 112 (12), tr. 79-84.
3. Vi Thùy Linh và nnk. (2013), “Thị trường carbon và triển vọng tại Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên 113 (13), tr. 129-133.
4. Vi Thùy Linh và Nguyễn Ngọc Lung (2016), “Nghiên cứu tích lũy carbon của chè trong mô hình NLKH keo – chè tại vùng đệm khu bảo tồn Thần Sa – Phượng Hoàng”, Tạp chí Môi trường, (2), tr. 56-60.
|