1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Thường
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 14/10/1984
4. Nơi sinh: Yên Mỹ, Hưng Yên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 3201/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian đào tạo các năm 2014; 2015; 2016.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm phát thải dioxin và furan trong sản xuất thép và xi măng ở Việt Nam
8. Chuyên ngành: Khoa học Môi trường 9. Mã số: 62440301
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Đỗ Quang Huy
Hướng dẫn phụ: TS Nguyễn Hùng Minh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Lần đầu tiên ở Việt Nam xác định hệ số phát thải của dioxin và furan từ các nhà máy sản xuất thép hồ quang điện và nung clanhke xi măng lò quay dựa trên các số liệu đo đạc phân tích thực nghiệm. Hệ số phát thải dioxin và furan từ các nhà máy sản xuất thép hồ quang điện và nung clanhke xi măng là 1,01 đến 2,22 µg TEQ/tấn phôi thép và từ 0,089 đến 0,343 µg TEQ/tấn clanhke.
- Đã xác định đặc điểm phát thải của dioxin và furan từ các lò luyện thép hồ quang điện và lò nung clanhke xi măng bằng công nghệ lò quay ở Việt Nam. Trong đó, 2,3,4,7,8-PeCDF là đồng loại đặc trưng trong khí thải và tro bay của các lò luyện thép; OCDD là đồng loại chính trong khí thải và tro bay của các lò nung clanhke xi măng.
- Đã đánh giá một cách có hệ thống ảnh hưởng của hàm lượng Cu, Cl có trong nguyên, nhiên liệu sử dụng trong luyện thép và nung tạo clanhke xi măng đến việc hình thành dioxin trong khí thải và tro bay. Hàm lượng Cu, Cl có trong nguyên, nhiên liệu càng cao thì phát thải dioxin càng lớn.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Luận án đã tính toán được hệ số phát thải của dioxin và furan do đó vừa có tính khoa học và thực tiễn góp phần đánh giá, kiểm kê phát thải từ các hoạt động sản xuất thép và xi măng.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu xây dựng hệ số phát thải của dioxin và các chất ô nhiễm hữu cơ chậm phân hủy khác như PCB, dl-PCB từ các hoạt động công nghiệp sử dụng nhiệt độ cao.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Nam VD, Minh NH, Thuong NV*, Hue NTM, Minh TB, Tuan NA, Loan TT, Huy DQ, Son LK. (2012), “A case study of Polychlorinated dibenzo (p) Dioxin and Furan (PCDD/F) emission from a cement kiln in Vietnam”, Oragnohalogen Compounds 74, pp. 1340 – 1343.
[2] Vu Duc Nam, Nguyen Hung Minh, Nguyen Van Thuong, Nguyen Thi Minh Hue, Nguyen Hoang Tuan, Nguyen Thi Mo, Nguyen Anh Tuan, Tran The Loan, Tu Binh Minh, Le Ke Son. (2013), “The emission characteristics of dioxins and furans from cement kiln industrial sector in Vietnam”, Analytica Vietnam Conference 2013, pp. 121 – 126.
[3] Nguyen Van Thuong, Vu Duc Nam, Nguyen Hung Minh, Nguyen Thi Minh Hue, Nguyen Manh Thang. (2013), “Emission of dioxin-like polychlorinated biphenyls (dl-PCB) from selected industrial facilities in Vietnam”, Analytica Vietnam Conference 2013, pp. 159 – 164.
[4] Nguyen Van Thuong, Vu Duc Nam, Nguyen Thi Minh Hue, Le Ke Son, Nguyen Van Thuy, Hoang Duong Tung, Nguyen Anh Tuan, Tu Binh Minh, Do Quang Huy, Nguyen Hung Minh. (2014), “The emission of Polychlorinated dibenzo-p-dioxins and Polychlorinated dibenzofurans from steel and cement-kiln plants in Vietnam”, Aerosol and Air Quality Research 14, pp. 1189 – 1198.
[5] Nguyen Van Thuong, Do Quang Huy, Nguyen Hung Minh. (2016), Characteristics of Dioxin and Furan Emissions from Selected Electric Arc Furnace in Vietnam. VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences Vol. 32, No. 2, pp. 78-83.
|