Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đỗ Lan Anh
Tên đề tài luận án (tên tiếng Việt và tiếng Pháp): Nghiên cứu lỗi trong dịch thuật Pháp - Việt (Trường hợp sinh viên các khoa tiếng Pháp tại Việt Nam)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Lan Anh                  

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 23/9/1984                                             

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 1549/QĐ-ĐHNN ngày 19/11/2012

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận án (tên tiếng Việt và tiếng Pháp):

Nghiên cứu lỗi trong dịch thuật Pháp - Việt (Trường hợp sinh viên các khoa tiếng Pháp tại Việt Nam)

Étude des erreurs en traduction du français en vietnamien (Le cas des étudiants des départements de français au Vietnam)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp

9. Mã số: 62.22.02.03

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Hồng Vân; PGS.TS. Trịnh Đức Thái

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án nghiên cứu một cách toàn diện về các vấn đề liên quan đến dịch thuật, lịch sử phát triển dịch thuật, đường hướng nghiên cứu dịch thuật; về lỗi chuyển dịch văn bản nguồn, nguồn gốc gây ra lỗi trong chuyển dịch và những lỗi phổ biến của sinh viên Việt Nam trong chuyển dịch từ văn bản nguồn (tiếng Pháp) sang văn bản đích (tiếng Việt); về những đề xuất chữa lỗi đối với sinh viên học dịch.

Luận án đã xác định được những lỗi chủ yếu mà sinh viên mắc khi chuyển dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và những vấn đề chính gây ra lỗi  như vấn đề về ngôn ngữ, ngoài ngôn ngữ ảnh hưởng đến việc hiểu văn bản nguồn và vấn đề về diễn đạt ở văn bản đích do sự khác biệt về nguồn gốc giữa hai ngôn ngữ (tiếng Pháp và tiếng Việt) từ đó đề xuất các giải pháp chữa lỗi phù hợp với sinh viên học dịch như khai thác hiệu quả các công cụ hỗ trợ hoạt động chuyển dịch, xây dựng chiến lược đọc hiểu văn bản nguồn và các tiêu chí cần có để có được một bản dịch đạt yêu cầu. Cụ thể, nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận quan trọng sau:

1.   Dịch thuật vốn là một trong nhiều lĩnh vực đào tạo được ưu tiên tại các các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường dịch thuật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng các bản dịch của sinh viên các khoa tiếng Pháp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.

2.   Các lỗi dịch mà các em thường mắc là những lỗi dịch ngược nghĩa, không có nghĩa, sai nghĩa, thêm thông tin, bớt thông tin, vv… Những lỗi này chủ yếu bắt nguồn từ những kiến thức về ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ và khả năng diễn đạt sang tiếng mẹ đẻ còn yếu.

3.   Những lỗi về ngôn ngữ thường là do không xác định được nghĩa của thuật ngữ trong bối cảnh của văn bản nguồn, cấu trúc cú pháp của câu phức; những lỗi ngoài ngôn ngữ bắt nguồn từ những kiến thức văn hóa, xã hội liên quan đến văn bản nguồn còn thiếu, xác định bối cảnh tri nhận còn yếu; những lỗi về diễn đạt sang tiếng mẹ đẻ do ảnh hưởng về diễn đạt của ngôn ngữ nguồn.

4.   Để cải thiện chất lượng dịch của sinh viên, cần phải tính đến nhiều yếu tố tham gia vào quá trình dịch thuật đó là việc khai thác hiệu quả các công cụ hỗ trợ dịch thuật (từ điển, các trang web, dịch tự động), tận dụng tối ưu phương pháp nghiên cứu tư liệu chuyên đề, kỹ thuật đọc hiểu văn bản nguồn. Đó cũng là những đòi hỏi đối với các dịch giả chuyên nghiệp.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong quá trình học chuyển dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt của sinh viên các khoa tiếng Pháp tại Việt Nam nói chung và trong thực tiễn dịch thuật nói riêng.

Những gợi ý về cách khai thác các công cụ hỗ trợ dịch như từ điển, internet, thuật ngữ và các phương pháp nghiên cứu tư liệu và kỹ thuật đọc hiểu văn bản nguồn sẽ giúp cho người học dịch và những dịch giả mới bước vào nghề cải thiện kỹ năng dịch của bản thân.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu lỗi trong dịch thuật Việt-Pháp

Nghiên cứu về giao thoa trong dịch thuật Pháp-Việt, Việt-Pháp

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1) Đỗ Lan Anh (2016), Vấn đề giao thoa trong dịch thuật Pháp - Việt, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Nước ngoài của Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3/2016, ISSN 0866-8612.

2) Đỗ Lan Anh (2016), Vai trò của nghiên cứu tư liệu trong dịch thuật, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ học và quốc tế học tại Việt Nam”, ISBN, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

>>>>> Xem thông tin tiếng Anh.

 Cầm Tài - VNU_ULIS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   |