1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Thảo
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/2/1976
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh 1775/2011/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30/12/2011của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 113/QĐ-XHNV ngày 31/12/2014; quyết đinh 167/QĐ-XHNV ngày 20/1/2016 và quyết định 1566/ QĐ-XHNV ngày 16/5/2016 về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2011-X.
7. Tên đề tài luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
8. Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
9. Mã số: 62 31 02 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. Lê Mậu Hãn; PGS.TS. Nguyễn Quốc Bảo
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã góp phần phát triển một hướng nghiên cứu mới về cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Dựa trên nguồn tài liệu chính thống của các học giả, nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước, luận án đã làm sáng tỏ hệ thống khái niệm, quá trình hình thành, đặc điểm, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cách mạng giải phóng dân tộc. Trên cơ sở đó, luận án rút ra giá trị dân tộc và thời đại, khẳng định sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Tư tưởng đó góp phần bổ sung, phát triển lý luận Mác – Lênin về cách mạng thuộc địa; thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới vùng lên tranh đấu cho độc lập, tự do; góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX và là cơ sở cho đường lối của Đảng trong hoạch định chính sách, chiến lược, phương thức bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Hồ Chí Minh học, các môn khoa học xã hội và nhân văn có liên quan đến vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc và chủ quyền quốc gia dân tộc.
Từ góc tiếp cận Hồ Chí Minh học, kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận chứng, luận cứ khoa học cho đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước trong giai đoạn hiện nay.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Xây dựng đường lối, chiến lược, phương thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Lê Thị Thảo (2010), Tư tưởng độc lập, tự do trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là động lực cho sự phát triển lâu dài của đất nước, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh- Giá trị lý luận và ý nghĩa thời đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.241–249.
2. Lê Thị Thảo (2011), Hồ Chí Minh – Người đặt nền móng tư tưởng về xây dựng Đảng Cộng sản là đạo đức, là văn minh, sách Đảng ta là đạo đức, là văn minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.193–206.
3. Lê Thị Thảo (2013), Đóng góp của Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng sản về cách mạng thuộc địa những năm 20 của thế kỷ XX, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 90 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga, NXB Thanh niên, Hà Nội, tr.353–366.
4. Lê Thị Thảo (2015), “Giá trị nhân văn trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh – biểu tượng đặc trưng của nền văn hóa hòa bình”, Tạp chí Lý luận chính trị và Tuyền Thông (10), tr.14-18.
5. Lê Thị Thảo (2015), “Con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh – Giá trị định hướng con đường cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (238), tr.6-9.
6. Lê Thị Thảo (2016), “Một số nội dung cơ bản trong công tác xây dựng Đảng của Đại hội XII của Đảng”, Tạp chí Giáo dục lý luận (248), tr.11-12+22.
7. Lê Thị Thảo (2016), Xây dựng phương thức bảo vệ Tổ quốc trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sách Nghiên cứu và giảng dạy Lý luận chính trị với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay – Tiến trình và thành tựu, Nxb Đại học Huế, Huế, tr.145–153.
8. Lê Thị Thảo (Chủ nhiệm) (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, Đề tài khoa học cấp cơ sở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
9. Lê Thị Thảo (Chủ nhiệm) (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, Đề tài khoa học cấp cơ sở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
|