1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thanh Tuấn
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 03/6/1978
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4374/QĐ-KHTN-CTSV ngày 03/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3533/QĐ-ĐHKHTN ngày 25/8/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên điều chỉnh tên đề tài luận án.
7. Tên đề tài luận án: Cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện Việt Nam
8. Chuyên ngành: Khoa học môi trường
9. Mã số: 62 44 03 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải
Hướng dẫn phụ: TS. Mai Thanh Dung
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Xác định được thực trạng dự báo lượng nước thải khu công nghiệp (KCN) trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở Việt Nam hiện nay. Theo đó, dự báo lượng nước thải phát sinh từ các KCN hiện đang có sai số lớn và cao hơn nhiều lần so với thực tế.
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước thải KCN phát sinh trên cơ sở phân tích cân bằng nước và phân tích hồi quy.
- Xây dựng hệ số phát sinh nước thải cho 10 ngành sản xuất chính, phổ biến trong các KCN ở Việt Nam theo đơn vị diện tích, gồm có: (1) hóa chất; (2) nhựa, cao su; (3) may; (4) thuộc da; (5) dệt; (6) nhuộm; (9) cơ khí; (8) bao bì; (9) điện tử; (10) thực phẩm.
- Xây dựng công thức dự báo lượng nước thải trên cơ sở phân tích hồi quy với các yếu tố: số lượng doanh nghiệp, số lượng lao động và diện tích cho 03 ngành: (1) dược phẩm; (2) sản phẩm da giày; (3) vật liệu xây dựng.
- Phân nhóm các ngành nghề có tính chất tương đồng về đặc điểm phát sinh nước thải trên cơ sở phân tích thành phần chính (PCA); thiết lập công thức dự báo lượng nước thải trên cơ sở phân tích hồi quy theo nhóm ngành nghề cho 02 ngành: (1) giặt mài và (2) sản xuất kim loại.
- Xây dựng công thức chung để dự báo lượng nước thải KCN phát sinh.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Kết quả của luận án được áp dụng trong đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở Việt Nam, góp phần dự báo xác thực hơn khối lượng nước thải phát sinh từ các KCN, qua đó lựa chọn công suất của trạm xử lý nước thải tập trung KCN phù hợp, tránh lãng phí trong đầu tư xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung, giảm ô nhiễm môi trường do nước thải KCN.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu yếu tố kinh tế trong giảm thiểu phát thải nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp trong điều kiện Việt Nam. Giá nước cấp thấp có thể là nguyên nhân một số doanh nghiệp sử dụng nước nhiều hơn so với trung bình chung của ngành, dẫn đến lượng nước thải cũng nhiều hơn.
- Nghiên cứu điều chỉnh hệ số nhu cầu sử dụng nước trong các tiêu chuẩn sử dụng nước cho dự án hạ tầng KCN theo hướng đưa ra mức khuyến cáo phù hợp với đặc điểm ngành nghề theo định hướng thu hút đầu tư vào KCN.
- Nghiên cứu điều chỉnh quy định của pháp luật nhằm khuyến khích việc tái sử dụng nước thải, xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung KCN theo mô đun và không lấy giá trị dự báo trong báo cáo ĐTM làm căn cứ xử phạt chủ dự án.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Pham Thi Thuy, Pham Thanh Tuan, Nguyen Manh Khai (2016), “Industrial Water Mass Balance Analysis”, International Journal of Environmental Science and Development, Vol. 7, No. 3, March 2016. ISSN: 2010-0264.
[2] Pham Thanh Tuan, Mai Thanh Dung, Pham Tien Duc, Hoang Minh Trang, Nguyen Manh Khai, Pham Thi Thuy (2016), “Industrial water mass balance as a tool for water management in industrial park”, Water Resources and Industry, Elsevier Publisher, 13 (2016). Pp 14-21. ISSN 2212-3717.
[3] Phạm Thanh Tuấn, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Văn Tú, Phạm Thị Thúy (2017), “Hiện trạng cơ sở hạ tầng quản lý thu gom nước thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí Môi trường đô thị Việt Nam, số 3 (110)/2017. ISSN: 1859-3674. Tr. 26-29.
[4] Nguyễn Như Dũng, Phạm Thanh Tuấn, Nguyễn Mạnh Khải (2017), “Vấn đề kinh tế - môi trường trong dự báo lượng nước thải, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự - Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, ISSN 1859-1043. Số đặc san Công nghệ môi trường - nhiệt đới để quản lý chất thải và ứng phó biến đổi khí hậu, tháng 09-2017. Tr. 295- 298.
[5] Phạm Thanh Tuấn, Mai Thanh Dung, Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Như Dũng, Phạm Thị Thúy, “Tính toán cân bằng nước nhằm đánh giá nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải phát sinh theo nhóm ngành nghề trong khu công nghiệp”, Tạp chí Phát triển Khoa học công nghệ Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: Chuyên san Khoa học Trái đất và Môi trường, tập 20, số M1-2017. Tr. 80-93.
[6] Phạm Thanh Tuấn, Phạm Thị Thúy, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Như Dũng, Nguyễn Mạnh Khải, “Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp dự báo nước thải tại một số dự án hạ tầng khu công nghiệp tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các khoa học trái đất và môi trường, tập 33, số 1S (2017). Tr. 208-216.
|