1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương Thảo
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/12/1982
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2798/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28/12/2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Điều chỉnh tên đề tài luận án: Quyết định số 729/QĐ-SĐH ngày 22 tháng 04 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 viết về chiến tranh
8. Chuyên ngành: Lý luận văn học
9. Mã số: 62 22 01 20
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã bao quát được các vấn đề lí thuyết quan trọng và lịch sử vấn đề nghiên cứu về truyện ngắn nói chung và truyện ngắn từ sau 1975 về chiến tranh nói riêng.
- Luận án đã chỉ ra sự thay đổi tư duy nghệ thuật sau 1975 và một số hướng tiếp cận mới với đề tài chiến tranh.
- Luận án đã phân loại một số loại hình nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn chiến tranh đương đại để qua đó thấy sự khác biệt so với nhân vật giai đoạn trước 1975. Những loại hình nhân vật này thể hiện sự thay đổi quan niệm về hiện thực và con người, sự đổi mới tư duy của nhà văn đương đại.
- Luận án đã chỉ ra những nét kế thừa và cách tân trên phương diện nghệ thuật của truyện ngắn chiến tranh đương đại(về nghệ thuật trần thuật, cốt truyện, tình huống, ngôn ngữ).
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
Biên soạn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Văn học.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
- Nghiên cứu về văn học Việt Nam viết về chiến tranh
- Nghiên cứu về văn học Việt Nam đương đại
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian):
[1]. Nguyễn Thị Phương Thảo (2013), “Diện mạo truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh của Nguyễn Minh Châu trong hai thời kỳ sáng tác”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật Quân đội (3 + 4), tr. 52 - 53 và 72.
[2]. Nguyễn Thị Phương Thảo (2014), “Truyện ngắn về chiến tranh qua các cuộc thi trên Văn nghệ Quân đội đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (810 + 811),tr. 162 – 167.
[3]. Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), “Cảm hứng nhân bản trong truyện ngắn Việt Nam viết về chiến tranh sau 1975”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (839), tr. 91 - 96.
[4]. Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), “Yếu tố giấc mơ và kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam đương đại viết về chiến tranh”, Tạp chí Lí luận Phê bình Văn học, nghệ thuật (44), tr. 60 – 64.
[5]. Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), “Nhân vật người lính trong truyện ngắn Việt Nam đương đại”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật ( 382), tr. 82 – 85.
>>>>> Bản thông tin tiếng Anh.
|