1. Họ và tên nghiên cứu sinh:PHẠM THỊ MAI HƯƠNG
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/07/1976
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3485/QĐ-KHTN-CTSV ngày 14/09/2012 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu biến tính bùn đỏ Tân Rai làm vật liệu xử lý một số kim loại nặng và anion độc hại trong môi trường nước.
8. Chuyên ngành: Hóa môi trường
9. Mã số: 62440120
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Trần Hồng Côn
Hướng dẫn phụ : PGS.TS Trần Thị Dung
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đã nghiên cứu xử lý bùn đỏ Tây Nguyên làm vật liệu hấp phụ với phương pháp trung hòa bằng axit (RMA) và rửa nước đến pH 7 (RMW) sau đó biến tính nhiệt. Qua các kết quả khảo sát hấp phụ của vật liệu biến tính với các ion As(V), Pb(II), NH4+, NO2- đã làm sáng tỏ sự chuyển pha, thay đổi thành phần và cơ chế hấp phụ. Các thành phần oxit/hidroxit kim loại trong bùn đỏ đã biến tính có ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của các ion trong môi trường nước.
- Nghiên cứu khả năng hấp phụ của các dạng oxit/hidroxit sắt được tách từ bùn đỏ bằng cách sử dụng kiềm để loại bỏ nhôm và các oxit kim loại tan trong kiềm (vật liệu RM-Fe). Vật liệu sau khi tách bỏ nhôm dư được xử lý nhiệt để nghiên cứu sự chuyển dạng của các oxit/hidroxit sắt. Kết quả khảo sát hấp phụ với các loại vật liệu tách bỏ nhôm dư (RM-Fe) cho thấy nó có khả năng hấp phụ cao với các ion khảo sát As(V), Pb(II), NH4+, NO2- đặc biệt đối với As(V), đó là đặc trưng của các vật liệu hấp phụ chứa oxit/hidroxit sắt.
- Nghiên cứu tổng hợp zeolit dựa trên các thành phần oxit nhôm và silic có trong bùn đỏ mà không cần phải tách loại sắt bằng cách thêm silic (vật liệu RM ZeO-Si) và thêm đồng thời silic và nhôm (RM ZeO-Si/Al) sao cho đủ tỷ lệ Si/Al để tạo nên zeolit. Kết quả nghiên cứu cấu trúc dựa theo phương pháp X-Ray và hồng ngoại cho thấy vật liệu tổng hợp được có xuất hiện các tinh thể zeolit có công thức Na8(Al6Si6O24)S.4H2O tồn tại cùng với một lượng lớn Fe2O3.
Vật liệu zeolit mới tổng hợp được thử nghiệm đánh giá khả năng hấp phụ với các cation và anion As(V), Pb(II), NH4+, NO2-. Kết quả hấp phụ đối với các ion khá cao đặc biệt với các cation như Pb(II), NH4+ (tính chất trao đổi cation của zeolit) và vẫn có khả năng hấp phụ cao với anion như As(V) do có sự tồn tại các dạng oxit sắt.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Các loại vật liệu biến tính từ bùn thải của quá trình sản xuất nhôm có khả năng ứng dụng để xử lý ô nhiễm kim loại nặng và anion độc hại trong nước.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Ứng dụng vào thực tế sản xuất.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Phạm Thị Mai Hương, Trần Hồng Côn, Nguyễn Văn Thơm (2015), “Nghiên cứu biến tính bùn đỏ Tây Nguyên làm vật liệu xử lý asen trong nước”, Tạp chí hóa học, 53(5e3), tr. 152-156.
2. Phạm Thị Mai Hương, Trần Hồng Côn, Trần Thị Dung (2016), “Nghiên cứu xử lý ion Pb(II) trong nước thải bằng bùn đỏ Tây Nguyên biến tính”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, 32(3), tr.62-68.
3. Phạm Thị Mai Hương, Trần Hồng Côn, Trần Thị Dung (2017), “Nghiên cứu khả năng hấp phụ Pb(II) trong nước bằng vật liệu oxit sắt và hydroxit sắt được tách từ bùn đỏ Tây Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 38, tr.69-74.
4. Phạm Thị Mai Hương, Trần Hồng Côn, Trần Thị Dung (2017), “Nghiên cứu khả năng hấp phụ As(V) trong môi trường nước bằng bã bùn đỏ Tây Nguyên sau tách loại hoàn toàn nhôm và các thành phần tan trong kiềm”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, 33(1), tr. 26-35.
5. Phạm Thị Mai Hương, Trần Hồng Côn, Trần Thị Dung (2017), “Nghiên cứu khả năng hấp phụ nitrit trong nước bằng bùn đỏ Tây Nguyên biến tính”, Tạp chí Xúc tác và hấp phụ Việt Nam, 6(1), tr. 37-43.
6. Phạm Thị Mai Hương, Trần Hồng Côn, Trần Thị Dung (2017), “Investigation of Ammonium and nitrite Removal by Zeolite Material Synthesized on Red mud Base”, Environment Asia, 10(2), pp. 86-93.
|