1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thùy Trang
2. Giới tính: Nữ
2. Ngày sinh: 07/10/1984
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/ 12/2014
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 2224/QĐ-XHNV ngày 08/7/2016 về việc thay đổi tên đề tài luận án (tên đề tài cũ: Hợp tác về những vấn đề an ninh con người trong ASEAN+3).
7. Tên đề tài luận án: Hợp tác ASEAN về an ninh môi trường (1999-2015)
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
9. Mã số: 62 31 02 06
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Thị Vinh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên ở Việt Nam về hợp tác ASEAN trong lĩnh vực an ninh môi trường từ năm 1999 đến năm 2015. Trên cơ sở khai thác các nguồn tư liệu trong nước, quốc tế và cách tiếp cận đa chiều, luận án đặt ra, giải quyết những luận đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn; nêu rõ mục tiêu, phân tích quá trình hợp tác cũng như các hiệu quả thực tiễn của hợp tác ASEAN về an ninh môi trường. Từ đó, luận ánchỉ ra những đặc điểm, thành tựu và hạn chế của quá trình hợp tác, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác của ASEAN. Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích quá trình tham gia của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác này.
Cùng với những nội dung nêu trên, luận án cố gắng trình bày và nghiên cứu một cách hệ thống mối liên hệ giữa các vấn đề môi trường với an ninh, sự cần thiết của hợp tác khu vực và hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo an ninh môi trường. Mong rằng, luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo, nghiên cứu của những người học quan hệ quốc tế, nghiên cứu quan hệ quốc tế và quan tâm đến các vấn đề quan hệ quốc tế đặc biệt là những vấn đề an ninh “mới”, những vấn đề an ninh có khả năng đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và sự an toàn của con người. Với những kết quả đạt được, luận án sẽ góp thêm những nguồn tư liệu mới; cách nhìn, hướng tiếp cận và một số luận giải mới trong nghiên cứu về quan hệ quốc tế, về an ninh và về hợp tác trong an ninh môi trường.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, những người quan tâm và nghiên cứu về an ninh môi trường, hợp tác khu vực.
- Nghiên cứu về an ninh môi trường và hợp tác khu vực về an ninh môi trường góp phần nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và mối liên hệ giữa môi trường với an ninh. Nghiên cứu cũng góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và hợp tác khu vực, cụ thể là hợp tác ASEAN về an ninh môi trường.
- Góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách tham khảo những thành tựu, hạn chế và thách thức trong một lĩnh vực hợp tác khu vực quan trọng mà Việt Nam đang tham gia.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
- Quan hệ quốc tế ở Châu Á-Thái Bình Dương.
- An ninh phi truyền thống, an ninh môi trường, an ninh con người.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
1. Nguyễn Thị Thùy Trang (2015), “An ninh con người - một khái niệm an ninh mới ở Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (1), tr.3-13.
2. Nguyễn Thị Thùy Trang (2016), “Di cư môi trường ở Đông Nam Á: Thực trạng và một số đề xuất ứng phó”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (9), tr.29-38.
3. Nguyễn Thị Thùy Trang (2016), “Phát triển con người của Việt Nam sau 30 năm đổi mới: Thành tựu và hạn chế”, trong cuốn Việt Nam sau 30 năm đổi mới: Thành tựu và triển vọng, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.87-98.
4. Nguyễn Thị Thùy Trang (2016), “Tác động từ quá trình phát triển đến môi trường nông thôn Việt Nam”, trong cuốn Hợp tác quốc tế vì phát triển nông thôn ở Việt Nam: Sự kết nối chính sách và thực tế, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.204-215.
|