1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phí Thị Thanh Tâm
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/03/1982
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3611/QĐ-SĐH ngày 22/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam nay
8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
9. Mã số: 62 38 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Hồng Thái
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Phát triển và đề xuất một hệ thống lý thuyết tương đối chỉnh thể về pháp luật báo chí như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung cơ bản và những yêu cầu đặt ra trong việc hoàn thiện pháp luật về báo chí.
- Khái lược quá trình hình thành và thực hiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam; cung cấp một số kinh nghiệm quản lý và pháp luật báo chí ở một số nước.
- Nêu ra hệ thống các quan điểm hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam.
- Đề xuất được một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu học thuật của các cơ sở nghiên cứu, trường đại học; trong quá trình hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam; phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu, sửa đổi Luật Báo chí hiện hành.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu pháp luật về báo chí là lĩnh vực có tính chất liên ngành. Báo chí với tính chất là “quyền lực thứ tư” lại mang tính nhạy cảm cao nên chịu ảnh hưởng và tác động qua lại bởi nhiều yếu tố về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, lịch sử... Trong khả năng có hạn và khuôn khổ hạn chế của luận án tiến sĩ, tác giả chủ yếu nghiên cứu những vấn đề khái quát liên quan trực tiếp đến pháp luật về báo chí. Do vậy, đề tài vẫn cần tiếp tục nghiên cứu toàn diện, cụ thể hơn từ góc độ liên ngành để phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật về báo chí.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Phí Thị Thanh Tâm (2009) “Quản lý nhà nước về báo chí trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (12), tr.16-22.
2. Phí Thị Thanh Tâm (2012) “Thực trạng và một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về báo chí”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (11), tr. 51-60.
3. Phí Thị Thanh Tâm (2012) “Tự do báo chí qua các bản Hiến pháp và một số kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (24), tr.15-21.
>>>>> Xem thêm thông tin bằng tiếng Anh.
|